World Bank đánh giá Dự án tài chính nông thôn là điển hình sử dụng vốn ODA hiệu quả

158.jpg

Toàn bộ Nội dung môi trường Dự án Tài chính Nông thôn I, II và III do Viện Môi trường và Phát triển Bền vững phụ trách, PGS TS Lê Trình chủ trì. Sau đây là bài báo đánh giá của Ngân hàng Thế giới đánh giá, VN là quốc gia triển khai thành công nhất mô hình Dự án tài chính nông thôn trên thế giới. WB quyết định tiếp tục triển khai Dự án Tài chính Nông thôn III được coi là một tiền lệ chưa từng xảy ra với các dự án của WB.

Dưới sự chủ trì của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu mối thực hiện Dự án Tài chính Nông thôn III (TCNT III) đã tổ chức hội nghị đánh giá kết thúc Dự án TCNT vào ngày 21/7 tại Hà Nội nhằm tổng kết các thành công và rút kinh nghiệm thực tiễn triển khai dự án này, đồng thời nhìn nhận lại cả quá trình triển khai thực hiện Dự án chuỗi TCNT do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ cho Việt Nam từ năm 1996.;

 

Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Đồng Tiến, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Victoria Kwakwa cùng nhiều đại diện các bộ ngành liên quan và đại diện 30 định chế tài chính tham gia dự án. Dự án TCNT III nằm trong chuỗi 3 dự án TCNT có tổng trị giá 548 triệu USD, trong đó riêng Dự án TCNT III là 200 triệu USD do WB tài trợ, và dự án này được thực hiện trong 5 năm từ năm 2009.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Dự án, ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Dự án TCNT III đã góp phần nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của cá nhân và doanh nghiệp nông thôn; tạo công ăn việc làm và gia tăng thu nhập cho người dân nông thôn và nâng cao ý thức của người dân nông thôn về bảo vệ môi trường. Dự án cũng góp phần thay đổi nhận thức của lãnh đạo ngân hàng cho vay gắn với các cam kết về môi trường.

Tính đến ngày 31/1/2013, toàn bộ khoản tín dụng 200 triệu USD của WB đã được giải ngân hoàn toàn, góp phần tăng cung ứng nguồn vốn trung, dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp nông thon, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, hỗ trợ đắc lực chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia WB tại Viêt Nam nhận định: “Tôi lấy làm vui mừng khi biết rằng người nông dân vay vốn từ dự án đã thành công trong đầu tư và gia tăng được thu nhập của họ nhờ sử dụng tài chính của dự án. Qua 5 năm triển khai dự án, với nguồn vốn bổ sung từ các địn chế tài chính và đóng góp của người vay cuối khi tham gia dự án, nguồn vốn dự án đã tạo ra tổng mức đâu tư tại khu vực nong thôn lên tới 487 triệu USD. Như vậy, ước tính mỗi đồng vốn vay từ WB đã tạo ra 2,62 đồng đầu tư vào nền kinh tế nông thôn.”

Theo bà Kwakwa, điều đáng nói la tỷ lệ nợ quá hạn trung bình từ người vay cuối cùng đến các ngân hàng tham gia giải ngân ở mức rất thấp, chỉ 0,40%. Đặc biệt, khoản vay nhỏ của Dự án đã cấp cho người vay là phụ nữ.

Đến nay, hơn 135.000 người dân và doanh nghiệp khu vực nông thôn, trong đó có hơn 70.000 hộ gia đình nghèo đã tiếp cận được nguồn vốn của dự án. Dự án TCNT III đã tạo ra 140.000 việc làm mới ơ khu vực nông thôn. Bình quân khoảng 65 triệu đồng đầu tư tạo ra 1 việc làm mới cho thấy nguồn vốn dự án được đầu tư vào phân khúc thị trường có hệ số tạo việc lam cao.

Trong khuôn khổ Dự án TCNT III, trên 500 khóa đào tạo với gần 17.700 lượt cán bộ định chế tài chính, 9 gói thầu tư vấn quốc tế lớn góp phần quan trọng giúp các bên tham gia tăng cường năng lực, hoạt động hiệu quả.

Theo đánh giá, nguồn vốn từ dự án TCNT III nói riêng và chuỗi dự án TCNT nói chung sẽ tiếp tục được cho vay đến năm 2033 sẽ tạo ra tổng mức đầu tư xã hội ước dự kiến lên gần 5 tỷ USD từ các qũy quay vòng.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận xét: Đây là một dự án ODA thực hiện rất xuất sắc. Các bên tham gia cần đánh giá cụ thể để rút ra bài học kinh nghiệm cho các dự án ODA khác.

“Chúng ta còn 21 tỷ USD vốn tài trợ ODA chưa được giải ngân, vậy mà chúng ta cứ kêu là thiếu tiền. Đây là một dự án mẫu. Vậy chúng ta cần đánh giá lại trong điều kiện các dự án ODA làm chưa tốt thì dự án này đã được thực hiện rất hiệu quả. Trong khi nhiều người cho rằng đầu tư vào nông nghiệp – nông thôn thường rủi ro cao, nhưng chúng ta cần phân tích bài học từ dự án tại sao tỷ lệ hoàn nợ của dự án lại đạt tới 99,7%,” Phó Thủ tướng yêu cầu.

Đến nay, WB đã hỗ trợ vốn cho tổng số 129 dự án tại Việt Nam với tốn số vốn gần 16 tỷ USD. Gần đây, lãnh đạo WB đã cam kết sẽ tiếp tục tài trợ thêm vốn ODA với trị giá 4 tỷ USD đến năm 2017.

Thảo Nguyên