An ninh nguồn nước và quản lý lưu vực sông

161.jpg

Trong các vấn đề về quản lý tài nguyên thiên nhiên, an ninh nguồn nước đang trở thành một trong những thách thức lớn cho tương lai của Việt Nam. Bên cạnh những yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, tác động tiêu cực của các chính sách phát triển thiếu bền vững, quy hoạch thiếu tầm nhìn trong những thập kỷ qua là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thách thức này.;

Với khoảng 63% trong tổng trữ lượng 830-840 tỷ m3 nguồn nước bên ngoài lãnh thổ, an ninh nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào những động thái phát triển trên các con sông quốc tế như sông Hồng và sông Mê Công. Mặc dù đã tồn tại khá nhiều các cơ chế hợp tác song phương, đa phương về phát triển bền vững nguồn nước, thực tế phát triển và xu hướng chiếm hữu tài nguyên đang đặt ra nhiều sức ép cho Việt Nam, một quốc gia ở hạ nguồn vốn có ít lợi thế hơn trong các đàm phán về sử dụng nguồn nước quốc tế.

Trong các vấn đề về quản lý tài nguyên thiên nhiên, an ninh nguồn nước đang trở thành một trong những thách thức lớn cho tương lai của Việt Nam. Bên cạnh những yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, tác động tiêu cực của các chính sách phát triển thiếu bền vững, quy hoạch thiếu tầm nhìn trong những thập kỷ qua là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thách thức này.

Với khoảng 63% trong tổng trữ lượng 830-840 tỷ m3 nguồn nước bên ngoài lãnh thổ, an ninh nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào những động thái phát triển trên các con sông quốc tế như sông Hồng và sông Mê Công. Mặc dù đã tồn tại khá nhiều các cơ chế hợp tác song phương, đa phương về phát triển bền vững nguồn nước, thực tế phát triển và xu hướng chiếm hữu tài nguyên đang đặt ra nhiều sức ép cho Việt Nam, một quốc gia ở hạ nguồn vốn có ít lợi thế hơn trong các đàm phán về sử dụng nguồn nước quốc tế.

Trong phạm vi quốc gia, với hầu hết các dòng sông đã được “chinh phục” và khai phá, có thể nói, hệ thống sông ngòi của Việt Nam là nơi gánh chịu những đánh đổi rõ nét nhất từ các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Sự biến đổi toàn diện của hệ sinh thái sông ngòi tất yếu dẫn đến những thay đổi liên hoàn của môi trường, tác động lên hệ sinh thái và cuộc sống con người. Nguồn sinh kế truyền thống và nguồn nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu từ bao đời đã bị giảm sút hoặc thậm chí biến mất ở nhiều nơi. Trong khi lợi ích từ thủy điện, khai thác khoáng sản, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, phát triển công nghiệp v.v… có thể đóng góp vào tỉ lệ tăng trưởng kinh tế và thành tích của địa phương, quốc gia, thì bản thân cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào các lưu vực sông luôn là bên phải gánh chịu trực tiếp những thiệt thòi do tác động không mong đợi của phát triển. Bên cạnh đó, sự phân bố không đồng đều và khan hiếm nguồn nước cũng khiến việc chia sẻ, sử dụng nguồn nước trong lưu vực một cách công bằng, hợp lý giữa các địa phương, các bên liên quan trở thành một thách thức trong quản trị nguồn nước.

Bản tin Chính sách kỳ này đề cập đến một chủ đề quan trọng, có tầm ảnh hưởng lâu dài đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam: An ninh nguồn nước và quản lý lưu vực sông, với các phân tích, nhận định trên nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề quản lý các lưu vực sông, bao gồm cả lưu vực sông quốc tế và lưu vực sông trong nội địa quốc gia. Do khuôn khổ giới hạn của ấn phẩm, còn nhiều vấn đề, khía cạnh liên quan đến an ninh nguồn nước chưa thể được khai thác và bàn luận một cách đầy đủ, chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục được khai mở trong các số tiếp theo của Bản tin.

http://issuu.com/pannature/docs/btcs_q2-2015_web