Ngày 15 tháng 3 năm 2012, Viện Môi trường và Phát triển Bền vững (VESDI) đã gửi Thông báo v/v xuất bản Tuyển tập các công trình của Viện Môi trường và PTBV giai đoạn 1995-2011.;
Viện Môi trường và Phát triển Bền vững (VESDI) tiền thân là Trung tâm Môi
trường và Phát triển Bền vững được
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
(VACNE) thành lập theo Quyết định số 37-HMTg/QĐ ngày16 tháng 10 năm 1995.
Trong 16 năm qua, với sự chỉ đạo của VACNE và Ban Lãnh đạo Viện, với sự
tham gia tích cực của nhiều nhà khoa học trong và ngoài Viện, VESDI đã hoàn thành
trên 500 công trình, dự án, trong đó có nhiều đề tài, dự án cấp quốc gia, cấp bộ, cấp
tỉnh, thành phố và hợp tác quốc tế với các lĩnh vực như:
Viện Môi trường và Phát triển Bền vững (VESDI) tiền thân là Trung tâm Môi
trường và Phát triển Bền vững được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
(VACNE) thành lập theo Quyết định số 37-HMTg/QĐ ngày16 tháng 10 năm 1995.
Trong 16 năm qua, với sự chỉ đạo của VACNE và Ban Lãnh đạo Viện, với sự
tham gia tích cực của nhiều nhà khoa học trong và ngoài Viện, VESDI đã hoàn thành
trên 500 công trình, dự án, trong đó có nhiều đề tài, dự án cấp quốc gia, cấp bộ, cấp
tỉnh, thành phố và hợp tác quốc tế với các lĩnh vực như:
-Nghiên cứu hiện trạng môi trường, quy hoạch môi trường, phân vùng môi
trường, lập các kế hoạch hành động kiểm sát ô nhiễm, kế hoạch đa dạng sinh
học;
– Nghiên cứu phương pháp luận và lập cáo cáo đánh giá tác động môi trường
(ĐTM); đánh giá môi trường chiến lược; tham gia cộng đồng trong ĐTM;
– Nghiên cứu lập các bộ tiêu chí, chỉ thị, chỉ số về môi trường và phát triển bền
vững; lập các tiêu chuẩn môi trường, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường;
– Nghiên cứu các mô hình phát triển, mô hình sử dụng đất; các quy hoạch xử lý
chất thải rắn;
– Nghiên cứu triển khai các mô hình về kiểm soát ô nhiễm, sản xuất sạch hơn,
kiểm toán chất thải;
– Đào tạo về môi trường và phát triển bền vững.
Để tổng kết giai đoạn hoạt động KH-CN vừa qua và tôn vinh các cống hiến to lớn
của các vị lãnh đạo nhiều thế hệ, các nhà khoa học tham gia thành lập Viện (cố GS. Lê Quý An, GS. Lê Thạc Cán, TS. Nguyễn Ngọc Sinh, GS. Võ Quý, GS. Phạm Ngọc Đăng, GS Đặng Huy Huỳnh, PGS. Phạm Bình Quyền, GS. Trần An Phong…), Viện Môi trường và Phát triển Bền vững quyết định xuất bản “Tuyển tập các công trình khoa học giai đoạn 1995-2011”.
1. Mục tiêu:
a) Công bố các công trình tiêu biểu nhất về khoa học, công nghệ môi trường và
phát triển bền vững do các nhà khoa học của Viện, các cộng tác viên và các nhà
khoa học VACNE chủ trì thực hiện trong giai đoạn 1995-2011. Tôn vinh các
nhà khoa học có nhiều công lao phát triển VACNE và VESDI
b) Tạo lập bộ tài liệu có giá trị khoa học và thực tiễn cao để hỗ trợ công tác nghiên cứu, giảng dạy về KH-CN môi trường ở các trường, viện, địa phương.
2. Ban Biên tập:
1) PGS.TS. Lê Trình, Trưởng Ban
2) GS.TS. Lê Thạc Cán, Trưởng Tiểu ban “Phát triển bền vững”
3) PGS.TS. Phạm Bình Quyền, Trưởng Tiểu ban “ Tài nguyên sinh vật và Đa
dạng sinh học”
4) PGS.TSKH. Phạm Hoàng Hải, Trưởng Tiểu ban “Hiện trạng và Quy hoạch môi
trường”
5) GS.TSKH. Đặng Trung Thuận, Trưởng Tiểu ban “Tài nguyên đất và nước”
6) CN. Nguyễn Đức Tùng, Thư ký Ban Biên tập
3. Nội dung tuyển tập:
Nội dung tuyển tập không giới hạn chủ đề, tuy nhiên các công trình chọn lọc tập
trung vào 6 nhóm nội dung chính:
1) Lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững, bao gồm cả ĐTM, ĐMC, an ninh
môi trường
2) Hiện trạng và quy hoạch môi trường, quy hoạch BVMT, phân vùng môi trường
3) Bảo vệ, phát triển tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học
4) Bảo vệ và sử dụng hợp lý các tài nguyên đất, nước, không khí
5) Kiểm soát ô nhiễm
6) Các phương pháp mới trong nghiên cứu môi trường và tài nguyên.
4. Yêu cầu về công trình công bố trong tuyển tập:
– Các công trình mà tác giả nhận thấy là tâm đắc và chọn lọc nhất được thực hiện
từ năm 1995 đến năm 2011, kể cả các công trình đã được công bố ở các tạp chí,
hội nghị khoa học trong, ngoài nước.
– Các công trình được in là các công trình có hàm lượng KH-CN, không phải là
các bài viết về tuyên truyền, nâng cao nhận thức.
– Mỗi tác giả là các vị GS, PGS, TS sáng lập viên của Viện được gửi tối đa 5
công trình. Các vị khác được gửi tối đa 3 công trình.
5. Yêu cầu về hình thức trình bày:
– Tiêu đề công trình (Times New Roman, chữ in, cỡ chữ 14, đậm).
– Tên tác giả (Time New Roman, chữ ngiêng, không đậm, cỡ chữ 14), nếu có
nhiều tác giả thì đánh dấu người chủ trì. Không ghi học hàm, học vị, chức vụ ở
đây mà ghi ở cuối trang đầu tiên.
– Tên đơn vị công tác (Times New Roman, chữ nghiêng, không đậm, cỡ 14)
– Abstract (tiếng Anh, bắt buộc phải có): ghi tên công trình, tên tác giả và tóm tắt
nội dung không quá 300 từ nhưng không ít hơn 100 từ).
– Phần nội dung toàn văn công trình: Time New Roman, chữ đứng, cỡ 14,
không đậm. Nếu là tên đề mục trong bài: in đậm, chữ đứng, không gạch dưới.
– Mục tài liệu tham khảo: trình bày theo quy định các tạp chí chuyên ngành
quốc tế hoặc xếp theo thứ tự ABC theo họ tác giả (không đánh số trong bài),
hoặc theo thứ tự 1, 2, 3… (tài liệu nào nào dẫn trước thì ghi số 1 và theo thứ tự
tăng dần…). Không xếp thứ tự trong mục TLTK theo ngôn ngữ.
– Tổng cộng số trang, kể cả bảng, hình, ảnh, TLTK: không quá 12 trang.
6. Thời hạn và nơi nhận bài bài:
Ban Biên tập nhận bài từ ngày 20 tháng 3 năm 2012 đến ngày 31 tháng 5 năm
2012.
Bài của các tác giả được gửi đến 1 trong 3 địa chỉ sau:
– Miền Bắc: Viện Môi trường và Phát triển Bền vững, B19, Lô 9, Khu Đô thị
mới Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội, ĐT: 04-22133668. Người nhận:
Ông Nguyễn Đức Tùng.
– Miền Nam: Viện Khoa học Môi trường và Phát triển, 179 Bạch Đằng, P.2, Q.
Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, ĐT: 08-38489284. Người nhận: Bà Hoàng Diệu
Thúy.
– Gủi qua e-mail: vesdi.office@vesdi.org.vn hoặc vesdec@yahoo.com
7. Kế hoạch biên tập và in:
– Biên tập: từ 20 tháng 5 đến 31 tháng 7 năm 2012.
– In, xuất bản: trước 02 tháng 9 năm 2012.
Thay mặt lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên Viện Môi trường và Phát triển
Bền vững chúng tôi kính mời các nhà khoa học, anh chị em cán bộ khoa học thuộc
VACNE và các trường đại học, viện nghiên cứu, các tỉnh, TP có cộng tác với Viện:
gửi công trình, bài báo khoa học tâm đắc nhất và gửi đúng hạn để Ban Biên tập
hoàn thành việc xuất bản tuyển tập có ý nghĩa này.
VIỆN TRƯỞNG
Lê Trình đã ký