Quy trình tham vấn cộng đồng trong ĐTM

141.jpg
Xây dựng và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển kinh tế – xã hội là biện pháp quan trọng để bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triển của cả nước cũng như của từng địa phương. Các luật về bảo vệ môi trường (BVMT) của Việt Nam ban hành lần thứ nhất năm 1963. Lần thứ hai năm 2005 đều đã có nội dung quy định khái quát về đánh giá tác động môi trường, gọi tắt là ĐTM cáự án phát triển kinh tế-xã hội (KTXH). Xuất phát từ nội dung quy định của các luật BVMT Chính phủ Việt Nam đã ban hành các Nghị định về quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện những điều của luật BVMT. Trên cơ sở các nghị định này Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung trong các nghị định.

;

 
Năm 2008 trong hướng dẫn thực hiện luật BVMT ban hành năm 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết và thi hành một số điều của luật BVMT. Căn cứ nghị định đó, ngày 08/12/2008 Bộ TNMT đã ban hành Thông tư 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn về Đánh giá Môi trường Chiến lươc (ĐMC), Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) và Cam kết Bảo vệ Môi trường (CBM).
 
Chỉ khoảng hơn 2 năm sau ngày ban hành các nghị định và thông tư nói trên ngày 18/4/2011 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về ĐMC, ĐTM và CBM. Căn cứ nghị định này ngày 18/7/2011, ngày 18/7/2011 Bộ TNMT đã ban hành Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết về một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP về ĐMC, ĐTM và CBM.[1]
 
Xấy dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) các dự án phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) là việc làm của chủ dự án và tổ chức tư vấn về ĐTM của dự án. Thẩm định báo cáo ĐTM của dự án là trách nhiệm của cơ quan quản lý môi trường liên quan. Các cộng đồng nhân dân (CĐND) sinh sống, làm việc trên địa bàn dự án là những người sẽ trực tiếp thụ hưởng và chịu đựng các tác động tích cực hoặc tiêu cực về tài nguyên thiên nhiên và môi trường của dự án phát triển. Vì mục đích bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường tại địa bàn dự án, đảm bảo và góp phần cải thiện đời sống của nhân dân sinh sống trên địa bàn dự án cần được tham vấn. Tức được hỏi ý kiến về các vấn đề TNMT trên địa bàn dự án. Những tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức nghề nghiệp và cá nhân những người công tác trong các ngành khoa học và công nghệ lien quan quan tâm đến các vấn đề tài nguyên và môi trường liên quan đến dự án cũng cần được tham vấn. Sự tham vấn này được gọi chung là tham vấn cộng đồng (TVCĐ). Việc Chính phủ và Bộ TNMT trong một thời gian không dài lắm đã liên tục bổ sung, phát triển các quy định về ĐMC, ĐTM và CBM đã nói lên tính phức tạp của việc thực hiện các quy định này, trong đó có quy định về TVCĐ liên quan từng đối tượng đánh giá.  
 


[1] Bộ TNMT. Thông tư hướng dẫn ĐMC, ĐTM, CBT, Hà Nội, 2008
 Bộ TNMT. Nghị định 29/2011/NĐ-CP. THông tư 26/2011/TT-BTNMT, Hà Nội, 2011