NHỮNG VIỆC CẦN LÀM VỀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

153.jpg

Theo quy định về TVCĐ báo cáo ĐTM tại khoản 8, điều 20, mục 2 về ĐTM của Luật BVMT năm 2005 của nước ta thì TVCĐ báo cáo ĐTM chỉ còn là TV các UBND và đại diện công dông dân cư cấp xã tai các nơi chịu các TĐMT của dự án. Các cơ quan cấp huyện, tỉnh, cùng các thành phần 2,3,4 nêu trong mục 4 của bài viết này đều ở ngoài hoạt động TVCĐ báo cáo ĐTM. Với quy định này chỉ có thể có kết quả TVCĐ tương đối đầy đủ, đúng đắn cho báo cáo ĐTM của một só dự án phát triển KTXH loại nhỏ, hoặc vừa. Với các dự án trung bình và lớn như các dự án về năng lượng, về công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, khai thác tài nguyên thiên nhiên thì không thể có kết luận TVCD báo cáo ĐTM đủ tin cậy.

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM VỀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

GSTS Lê Thạc Cán, Viện MT&PTBV

 

1. Về mục đích và nội dung của báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường

Tất cả các dự án phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) đều có những tác động đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên, môi trường tại nơi thực hiện dự án và qua đó đến đời sống vật chất và tinh thần, hoạt động sản xuát, kinh doanh, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng của nhân dân sinh sống trên địa bàn tác động của  của dự án. Để hạn chế các tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực của dự án các chính phủ của các quốc gia và các cơ quan điều hành của các tổ chức quốc tế đều đã quy định rằng trong hồ sơ trình duyệt các dự án phát triển KTXH phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án.

Báo cáo ĐTM mà chủ dự án có trách nhiệm biên soạn và trình cơ quan thẩm định báo cáo đó phải mô tả một cách khách quan và đúng đắn các tác động môi trường (TĐMT) có thể có của dự án và các biện pháp mà dự án sẽ thực hiện để đảm bảo về mặt TNMT và KTXH dự án sẽ đem lại những lợi ích mà không gây ra những thiệt hại về các mặt đó cho nhân dân sinh sống và hoạt động trên địa bàn dự án. Với  những tác động không thuận lợi không thể tránh khỏi về TNMT, KTXH thì chủ dự án phải có biện pháp thích hợp để khắc phục, đền bù cho những người dân, các cộng đồng, các tổ chức bị thiệt hại.

2. Sự cần thiết phải tham vấn cộng đồng báo cáo ĐTM của dự án

Báo cáo ĐTM về thực chất là lời cam kết của chủ dự án trước các cơ quan quản lý TNMT và  cộng đồng đông đảo nhân dân liên quan đến dự án về việc phát huy các tác động tốt và khắc phục các tác động xấu về TNMT của dự án. Cùng với các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm, các cộng đồng nhân dân sẽ chịu các tác động TNMT của dự án phải được biết về nội dung của lời hứa hẹn của chủ dự án trong báo cáo ĐTM để chấp nhận, để kiểm tra việc thực hiện và góp phần tham gia thực hiện. Vì vậy nên các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên quan đến quản lý báo cáo ĐTM của  dự án đều yêu cầu báo cáo này phải được Tham vấn Cộng đồng (TVCĐ- Public Participation). TVCĐ báo cáo ĐTM có mục đích làm cho báo cáo đó đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế, khả thi về các biện pháp TNMT và KTXH mà chủ dự án sẽ thực hiện sau khi dự án được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, hoặc các tổ chức tài trợ của các chính phủ nước ngoài, các ngân hàng đàu tư phê duyệt. Chi phí cho TVCĐ đó nằm trong tổng chi phí về việc xây dựng và trình duyệt báo cáo ĐTM của dự án.    

Theo kinh nghiệm hoạt động tại nhiều quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) thì TVCĐ báo cáo ĐTM không làm chậm trễ việc thực hiện dự án, ngược lại các dự án không có báo cáo ĐTM được TVCĐ đầy đủ thường bị chậm trể và có kết quả thực hiện kém hơn loại được TVCĐ tốt /1/.Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã từ lâu trước đây TVCĐ báo cáo ĐTM là yêu cầu bắt buộc đối với các dự án sử dụng nguồn đầu tư của ADB. Theo ADB ngay từ những năm 1990 nhiều quốc gia ở châu Á đã có quy định về TVCĐ đối với các báo cáo ĐTM của các dự án phát triển KTXH với đầu tư từ các ngân sách quốc gia /2/.

 

3. Nội dung cần tham vấn về báo cáo ĐTM

 

Với mục đích và ý nghĩa như nêu trên TVCĐ báo cáo ĐTM của dự án là hoạt động của chủ

dự án và tư vấn soạn thảo báo cáo ĐTM cùng các cộng đồng nhân dân chịu các tác động môi trường của dự án, các cơ quan, các tổ chức có trách nhiệm được nhà nước giao về quản lý các tác động MT của dự án và những tổ chức, những người có hiểu biết và quan tâm tới các tác động này. Quá trình tham vấn báo cáo ĐTM cần có những hoạt động sau đây:

3.1. Trình bày về dự án và Báo cáo ĐTM của dự án

3.1.1. Chủ dự án hoặc tổ chức dịch vụ giúp ho làm báo cáo ĐTM giới thiệu với người dự tham vấn mục đích phát triển KTXH của dự án; các hoạt động mà dự án sẽ thực hiện để đạt các mục đích đó; thời gian, địa điểm, tiến trình thực hiện dự án; tổ chức điều hành dự án, giám đốc dự án,tổ chức và người chịu trách nhiệm khắc phục các tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực về TNMT của dự án.

3.1.2. Giới thiệu với người dự tham vấn nội dung báo cáo ĐTM của dự án mà chủ dự án đã chuẩn bị đến ngày tham vấn. Cụ thể là:

– Các tác động tích cực về TNMT và KTXH của dự án đối với các khu vực và các cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn hoạt động của dự án và vùng lân cận. Các việc mà chủ dự án sẽ làm để phát huy các tác động TNMT tích cực. Các việc mà chủ dự án mong muốn các tổ chức, các cộng đồng sinh sống trên địa bàn dự án cùng chủ dự án thực hiện.

– Các tác động tiêu cực về TNMT và KTXH của dự án đối với các khu vực và các  cộng đồng nhân dân sinh sống trên địa bàn hoạt động của dự án và vùng lân cận.  Các việc mà chủ dự án sẽ làm để khăc phục các tác động tiêu cực. Các việc mà chủ dự án đề nghị các tổ chức, các cộng đồng sinh sống và hoạt động trên địa bàn dự án cùng chủ dự án thực hiện.

– Cung cấp cho những người dự tham vấn một văn bản trình bày rõ ràng, đầy đủ và dễ hiểu về các nội dung nêu trên dựa trên dự thảo báo cáo ĐTM đã chuẩn bị tới lúc tiến hành cuộc họp tham vấn.

3.2. Hoạt động tham gia của những người dự tham vấn

Tại các cuộc họp để tham vấn nội dung của báo cáo ĐTM của dự án những người tham gia các hoạt động TV có nhiệm vụ:

– Trình bày những nội dung mà người dự tham vấn nhất trí với trình bày của chủ dự án trong dự thảo báo cáo ĐTM của dự án, giải thích bằng sự việc, thông tin, số liệu, lý lẽ của sự nhất trí đó. Các việc dự án cần làm để hiện thực hoá các nội dung nói trên.

– Trình bày bày những nội dung mà người dự tham vấn không nhất trí với trình bày của chủ dự án trong dự thảo báo cáo ĐTM, giải thích bằng: sự việc, thông tin, số liệu, lý lẽ về sự không nhất trí đó; những việc dự án cần làm để điều chỉnh những nội dung mà người dự tham vấn không nhất trí.

– Trình bày nhận định và đánh giá chung của người dự tham vấn về chất lượng của dự thảo báo cáo ĐTM đã được chủ dự án trình bày: báo cáo ĐTM đã chuẩn bị có thể chấp nhận được; có thể được chấp nhận với bổ sung, sữa chưa; hoặc không thể chấp nhận và phải làm lại trên cơ sở tiếp thu các nội dung được tham vấn.

Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tê có quy định phải tham vấn TVCĐ báo cáo ĐTM sau khi dự án đã hoàn thành việc xây dựng và lăp đặt thiết bị.Tham vấn này có mục đích kiểm tra việc dự án thực hiện các kết luận chính thức trong phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án.     . 

4. Cộng đồng cần được tham vấn báo cáo ĐTM của dự án là những ai ?

Việc quy định thành phần tham gia TVCĐ báo cáo ĐTM tuỳ thuộc từng quốc gia, hoặc từng  tổ chức quốc tế tài trợ dự án. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam những thành phần trong cộng đồng cần được tham vấn dáo cáo ĐTM ở

Việt Nam có thể như sau:

1) Các cộng đồng nhân dân trực tiếp chịu các tác động tích cực hoặc tiêu cực về TNMT của dự án, các UBND các cấp có trách nhiệm quản lý TNMT trên địa bàn dự án. Cấp đó là cấp xã nếu dự án chỉ có TĐMT trên địa bàn một xã; là cấp huyện nếu dự án có TĐMT trên địa bàn nhiều xã trong huyện; là cấp tỉnh nếu dự án có TĐMT trên nhiều huyện trong tỉnh.

2) Các tổ chức chính trị xã hội (CTXH), các tổ chức xã hội nghề nghiệp (XHNN), các cơ quan thông tin,truyền thông có nhiệm vụ  hoạt động về TNMT ltrên địa bàn của dự án.

3) Các chuyên gia Việt Nam, các công dân Việt Nam quan tâm, am hiểu về tác động TNMT của dự án và có nguyện vọng đóng góp vào TVCĐ về TNMT của dự án và được một tổ chức có trách nhiệm tham gia TVCĐ báo cáo ĐTM của dự án mời cùng tham dự tham vấn.         

4) Các tổ chức quốc tê, tổ chức khu vực, chuyên gia nước ngoài có nhiều kinh nghiêm về các vấn đề TNMT liên quan đến dự án, có nguyện vọng tham vấn về nội dung báo cáo ĐTM của dự án và được một tổ chức tổ chức Việt Nam có trách nhiệm tham gia TVCĐ báo cáo ĐTM của dự án mời cùng tham dự tham vấn.        

 

5. Nhừng quy định về TVCĐ báo cáo ĐTM cần có trong Luật BVMT của Việt Nam

TVCĐ báo cáo ĐTM là việc cần kiến thức ở trình độ cao, thuộc nhiều ngành khoa học tự nhiên, xã hội và công nghệ, có khối lượng lớn, nội dung đa ngành, đa dạng, đòi hỏi thời gian, nhân lực, kinh phí, phương thức làm việc rất khác nhau đối với từng loại dự án. Luật quốc gia về BVMT cần vận dụng những nguyên tắc chung về các vấn đề đã được đề cập trên đây vận dụng vào điều kiện thực tế của quốc gia, cũng như của vùng hoạt động của dự án.

Ở Việt Nam đã có nhiều dự án phát triển KTXH có báo ĐTM được tham vấn đày đủ, công phu, thực hiện trong nhiều tháng, nhiều năm bởi những cộng đồng gồm: các UBND các cấp, các cơ quan quản lý TNMT các cấp, các cộng đồng nhân dân sinh sống, hoạt động trên các địa bàn tác động của dự án, các tổ chức CTXH, các tổ chức XHNN, các cơ quan truyền,báo chí hoạt động trên các địa bàn, trong các ngành khoa học về TNMT liên quan đến dự án. Các dự án Thủy điện Sơn La, Lai Châu, dự án Đường Hồ Chí Minh, dự án Bauxite Tây Nguyên, nhiều dự án lớn về cầu qua sông lớn, cảng biển lớn, xa lộ liên vùng…đã có các báo cáo ĐTM được TVCĐ rất công phu. Những kinh nghiêm này chưa được phản ảnh đầy đủ trong luật BVMT ban hành năm 2005 của nước ta.

Theo quy định về TVCĐ báo cáo ĐTM tại khoản 8, điều 20, mục 2 về ĐTM của Luật BVMT năm 2005 của nước ta thì TVCĐ báo cáo ĐTM chỉ còn là TV các UBND và đại diện công dông dân cư cấp xã tai các nơi chịu các TĐMT của dự án. Các cơ quan cấp huyện, tỉnh, cùng các thành phần 2,3,4 nêu trong mục 4 của bài viết này đều ở ngoài hoạt động TVCĐ báo cáo ĐTM. Với quy định này chỉ có thể có kết quả TVCĐ tương đối đầy đủ, đúng đắn cho báo cáo ĐTM của một só dự án phát triển KTXH loại nhỏ, hoặc vừa. Với các dự án trung bình và lớn như các dự án về năng lượng, về công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, khai thác tài nguyên thiên nhiên thì không thể có kết luận TVCD báo cáo ĐTM đủ tin cậy.

Quá trình TVCĐ các báo cáo ĐTM của các dự án về điện nguyên tử, về xa lộ, cầu đường, cảng sông, cảng biển cấp quốc gia, hoặc cấp vùng, cấp tỉnh,các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, Titan ở ven biển miền trung  … thực hiện theo các quy định trong thời gian vừa qua không thể có TVCĐ đáng tin cậy nếu chỉ thực hiện theo các quy định này, Mong rằng trong quá trình xây dựng luật BVMT sắp tới sẽ được ban hành Quốc hội sẽ xem xét vấn đề này.

8. Hài hoà quy định ĐTM của Việt Nam với các quy định liên quan của các tổ chức tài chính quốc tế

Ngày 2 và 3 tháng 6/2005 các đoàn đại biểu tham gia Hội nghị giữa kỳ của các nhà tài trợ cho Việt Nam và đại diện của Chính phủ, các bộ/ngành và một số tỉnh/thành phố của Việt Nam đã thông qua bản Tuyên bố Hà Nội về hiệu quả viện trợ gồm 14 chỉ tiêu và 14 mục tiêu định hướng đến năm 2010 /4/. Trong các chỉ tiêu đó có chỉ tiêu số 8 về đánh giá tác động môi trường (ĐGTDMT-ĐTM) và đánh giá tác động xã hội (ĐGTĐXH-ĐXH). Chỉ tiêu này xác định đến năm 2010 sẽ có sự hài hoà nhất định giữa các báo cáo DGTĐMT và ĐGTĐXH của Việt Nam và của các tổ chức quốc tế.  Việc thực hiện nghiêm túc cam kết này chắc chắn sẽ tác động đến quy định về TVCĐ  trong ĐTM ở Việt Nam. Tuy nhiên tới nay vẫn chưa thấy những kết quả của việc thực hiện cam kết này trong soạn thảo, tham vấn và thẩm định các báo cáo ĐTM ở Việt Nam.         

                                       Tài liệu tham khảo chính

/1/ Hướng dẫn kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới về ĐTM, Tập 1, Chương 7. 1991

/2/ Hướng dẫn ĐTM cho các nước đang phát triển ở châu Á. Tập 1, mục 2.6. 1997 

/3/ Luật Bảo vệ Môi trường. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2012

/4/ Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ (Hanoi Core Statement, Hanoi 2005).