Kiến nghị về tham vấn cộng đồng

142.jpg
Kiến nghị lần thứ nhất. Kiến nghị được trình bày tại Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3 ( tháng 3/2010) về môi trường dưới dạng một báo cáo khoa học. Nội dung cơ bản của kiến nghị như sau:

;

 
Để xây dựng một báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) tốt cho một dự án đầu tư cần thực hiện việc tham vấn cộng đồng (TVCĐ) đối với báo cáo này. Các luật bảo vệ môi trường (BVMT) của Việt Nam ban hành năm 1993 và 2005 và các quy định lien quan dưới luật đã xác định sự cần thiết của TVCĐ trong ĐTM. Trên cơ sở những kinh nghiệm đã có ở trong nước ngày 8/12/2008 Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đã ban hành Thông tư 05/2008/TT-BTNMT về Hướng dẫn Đánh giá Môi trường Chiến lược (ĐMC), Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) và Cam kết Bảo vệ Môi trường (CBM). 
 
Hướng dẫn này đã quy định các việc cần làm về TVCĐ trong ĐTM các dự án đầu tư, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm TVCĐ của các UBND, UBMTTO cấp xã. Quy định rằng các UB này có trách nhiệm và thẩm quyền TVCĐ về báo cáo ĐTM của dự án đầu tư là đúng đắn. Tuy nhiên để hoàn thành trách nhiệm này trong thời hạn ngặt nghèo là 15 ngày làm việc các UBND cấp xã sẽ gặp nhiều khó khan về biên chế cán bộ, kiến thức chuyên môn, thời gian và kinh phí để thực hiện. Nếu không thực hiện kịp nhà nước sẽ cho rằng UBND, UBMTTQ cấp xã nhất trí với báo cáo ĐTM của chủ dự án. Việc TVCĐ tại địa bàn xã về báo cáo ĐTM của dự án sẽ không còn ý nghĩa và chỉ có lợi cho chủ dự án.
 
Cũng theo quy định của Thông tư 05/TT-BTNMT nhiều UBND, UBMTTQ cấp trên xã, các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường cấp trên xã, các tổ chức công đồng của nhân dân các địa phương, các tổ chức xã hội-nghề nghiệp đã được nhà nước giao trách nhiệm tư vấn, phẩn biện và giám định xã hội các dự án đầu tư trên các vùng, miền sẽ không có trách nhiệm rõ rang trong TVCĐ về các báo cáo ĐTM của các dự án này.
 
Báo cáo kiến nghị một số định hướng về xác định các đối tượng TVCĐ dựa trên việc xác định phạm vi ĐTM của dự án; yêu cầu chủ dự án cung cấp các thong tin, kinh phí cần thiết cho hoạt động TVCĐ; yêu cầu Bộ TNMT điều chỉnh quy định về thời gian 15 ngày cho TVCĐ, huy động đầy đủ các tổ chức cộng đồng, tổ chức xã hôi nghề nghiệp lien quan vào nhiệm vụ TVCĐ để có thể khắc phục các khó khan và thiếu sót nêu trên,
 
Kiến nghị lần thứ hai. Kiến nghị dược phát biểu tai Hội nghị toàn quốc về ĐMC, ĐTM và CBM, tháng 11/2011.
   
Chuyên viên của VESDI đã nhắc lại một cách tóm tắt nội dung các đề xuất đã trình bày năm 2010 và đề nghị Bộ TNMT và Cục Thẩm định và ĐTM lưu ý một số nội dung sau đây liên quan tới TVCĐ trong ĐTM:
 
– Xác dịnh nội dung và thành phần tham gia TVCĐ trong ĐTM căn cứ phạm vi (scope) ĐTM đã được xác định, nội dung cần tham vấn, đối tượng được tham gia tham vấn
 
– Nhiệm vụ thực hiện việc TVCĐ cho báo cáo ĐTM của dự án là    của chủ dự án và tư vấn ĐTM của họ. UBND cấp xã, các tổ chức xã hội trong địa bàn xã tham gia việc đó khi được chủt dự án yêu cầu và cung cấp các điều kiện về thông tin, kinh phí, thời gian cần thiết.
 
Các UBND và tổ chức nhân dân cấp xã thực hiện việc đó với trách nhiệm quản lý tài nguyên, môi trường, đảm bảo các quyền lợi về TNMT của nhân dân sinh sống trong địa bàn quản lý của mình và đống góp thông tin, ý kiến cần thiết cho chủ dự án và các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thẩm định báo cáo ĐTM chứ không phải vì trách nhiệm trực tiếp của họ đối với dự án mà họ không phải là chủ và cũng không được chi trả công tham vấn.
 
Chủ dự án phải cung cấp thông tin về dự án cần thiết cho việc xem xét, thẩm định, chứ không chỉ là thông tin tóm tắt về dự án do chủ dự án soạn thảo. Thời gian cần thiết để bên tham vấn trả lời do chủ dự án và tổ chức tham vấn bàn bạc quyết định chứ không thể quy định máy móc 15 ngày như quy định hiện hành. Thực tế TVCĐ nhiều dự ở nước trong nước cũng như ở nước ngoài cho thấy quá trình thẩm định nghiêm túc có thể kéo dài hang tháng, thậm chí hàng nhiều năm.
 
Quy định 15 ngày để các UBND cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư trực tiếp chịu tác động của dự án với năng lục, tài lực tự có của mình tìm hiểu về dự án, đánh giá cac tác động có thể có của dự án và trả lời tham vấn là việc rất khó thực hiện trong điều kiện cụ thể hiện nay của nước ta. Thực tế nhiều dự án ở nước ta, cũng như ở nhiều nước ngoài cho thấy quá trình tham vấn nghiêm túc thường phải kéo dài nhiều tháng, hoặc nhiều năm.         
 
– Ngoài hai ý kiến nêu trên cơ quan quản lý ĐTM của Việt Nam cần quan tâm thực hiện đầy đủ mục tiêu hài hòa quy định ĐTM của Việt Nam và các tổ chức tài chính quốc tế theo chỉ tiêu số 8 của Tuyên bố Hà Nội tháng 6/2005. Theo chỉ tiêu này thì mục tiêu cụ thể của hài hòa tới năm 2010 là:
 
– Chính phủ Việt Nam với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ phát triển năng lực chuyên môn kỹ thuật, chính sách trong việc Đánh giá tác động xã hội (SIA- ĐTX), Đánh giá tác động môi trường (EIA-ĐTM) và thực thi pháp luật. Chỉ tiêu HCS8a: 100% EIA được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế.
 
Kiến nghị lần thứ ba. Tập hợp nội dung các kiến đã trình bày hai lần trước và trình trong một hội thảo tổng kết kết quả của đề tài tại Hà Nội với sự tham gia của các thành viên của dự án, các chuyên gia giảng dạy, nghiên cứu về ĐTM, chuyên gia thẩm định ĐTM và đại diện tổ chức OXFÀM GB tại Hà Nội. Nội dung kiến nghị lần thứ ba trình bày trong một báo các chuyên đề kèm theo báo cáo tổng kết dự án này sẽ được chuyển tới: Bộ TNMT, Tổng Cục Môi trường, Cục Thẩm định và ĐTM, Liên hiệp các hội KHKTVN, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường VIệt Nam và các cơ quan, các tổ chức lien quan khác.