;
Để hiểu về Phát triển Bền vững (PTBV) trước hết cần có khái niệm được đơn giản hoá, nhưng rõ ràng và tương đối chính xác về vật chất, vũ trụ và thế giới trong đó hiện chúng ta, những con người, đang sinh sống.
Theo các tài liệu khoa học được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay Vũ trụ (Univers) mà chúng ta hiện biết đã tồn tại từ 15 tỷ năm trước đây. Ở thời điểm 1/100 giây sau vụ Nổ Vũ trụ Big Bang các hơp phần của nguyên tử như proton, neutron, electron xuấtt hiện. Sau 1 giây các hạt nhân của deuterium, tổ hợp của 1 proton, một neutron và một electron xuất hiện. Tiếp đó sau khoảng 15 phút các hạt helium gồm 2 propton, 2 neutron, 2 electron xuất hiện. Tiếp đó vũ trụ mà hiện nay con người biết được tạo thành với tốc độ chậm dần.
Các nguyên tử nhẹ nhất đã được tạo thành khoảng 300.000 năm sau đó với nguyên từ hydrogen (1 proton và 2 electron) và nguyên tử helium (2 proton, 2 neutron và 2 electron). Những đám mây lạnh gồm hydrogene và helium được hình thành sau khoảng 1 triệu năm sau đó. Dưới tác dụng của lực hấp dẫn các đám mây này ngưng tụ (gravitation) và tạo thành các tinh vân (galaxies) đầu tiên. Trong đó có các sơ sao (protoetoile) xuất hiện. Thời điểm này đã là 100 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.
Những ngôi sao và hành tinh mà chúng ta biết hiện nay phần lớn đã xuát hiện khoảng 5 tỷ năm sau Big Bang. Trái Đất nơi chúng ta ở hiện có tuổi đời khoảng 4,6 tỷ năm, tức khoảng hơn 10 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang.
1.1. VẬT CHẤT, VŨ TRỤ VÀ THỀ GIỚI
1.2. SỰ SỐNG XUẤT HIỆN TRÊN TRÁI ĐẤT
Sự sống trên Trái Đất là một điều kỳ diệu và vĩ đại của thiên nhiên không thua kém sự thành thành vật chất và vũ trụ trong đó có sự sống. Nói một cách thô sô và đơn giản thì điều kỳ diệu đó đã xuất hiện như sau.
Sau lúc mới hình thành Trái Đất chỉ là một quả cầu chất lỏng nóng chảy và một bầu khí quyển với hơi nước và các khí độc. Sau đó Trái Đất nguội dần và một lớp chất rắn được hình thành trên bề mặt. Tiếp đó, theo một thời gian dài, một lớp khí hơi nước hình thành trên mặt Trái Đất. Hơi nước dần dần ngưng tụ tạo thàn các đại dương. Trong môi trường của các đại dương các vi khuẩn xuất hiện, sinh sôi, nẩy nở và phát triển. Các vi khuẩn đầu tiên chỉ là những vật sống đơn bào, với toàn bộ cơ thể chỉ là một tế bào. Trong tế bào có sợi ADN động cơ của quá trình tạo nên sự sống.
Một tỷ năm sau đó với quá trình phát triển các tế bào này có nhân. Cấu trúc được phức tạp hoá này đã cho phép tương tác giữa các tế bào riêng rẽ. Những nhóm vi khuẩn sống tương tác với nhau một cách cố định hình thành những cộng đồng trong đó có sự phân công hoạt động với sự chuyên môn hoá được khởi đầu. Những cấu trúc sống phức tạp đã ra đời không bằng sự cạnh tranh mà lại là ngược lại bằng sự hợp tác.
Sau các vật đa tế bào, các loài nhuyễn thể không vỏ, những sinh vật đầu tiên đã xuất hiện cách hiện nay khoảng 500 triệu năm là những loài nhuyễn thể không vỏ và những san hô. 100 triệu năm sau đó các loại có vỏ xuất hiện. Các loài tảo cũng đã ra đời trong môi trường nước và dần dần thích nghi với cuộc sống ngoài nước để hình thành các loài thưc vật nguyên thuỷ. 200 triệu năm tiếp theo các loài côn trùng, bò sát, lưỡng cư xuất hiện. Các loạị thực vật với những cây lớn phát triển mạnh mẽ trong môi trương khí hậu nhiệt đới.
Trong môi trường đó một số loài bò sát đã biến thành khổng long cách đây khoảng 300 triệu năm. Trong khoảng 240 triệu năm khổng long đã “phát triển bền vững” trên toàn mặt Traí Đất, tàn phá các loại rừng, ngăn cản các giống loài động vật khác phát triển bằng việc sử dụng các loài vật này như là thức ăn. Sau đó vì một tai biến trên mặt đất do một thiên thạch rơi xuống mặt đất, một lớp bui đã phủ kín quả địa cần khiến cho nhiệt độ khí quyển đột ngột hạ thấp dẫn tới sự tàn diệt của khổng long. Một thiểu số của loài này biến thành loài chim.
Sau biến cố nói trên, tới khoảng 50 triệu năm cách hiện tại trên Trái Đất có sự phát triển mạnh mẽ của các loài có vú. Các rừng thực vật chứa cácbon cũng được thay thế bằng các loại rừng hiện tại. Sự tồn tai của các loài thực vật, động vật mới sau tai biến thiên thạch đã nói ở trên thực ra cũng chỉ chiếm khoảng 0,3% khoảng thời gian tồn tại của vũ trụ đã mô tả từ đầu bài viết này.
Theo trình tự vừa mô tả ở trên các cấu trúc đa tế bào đầu tiên đã xuất hiện cách đây 1,3 tỷ năm, hoặc nói cách khác là 3 tỷ năm sau lúc hình thành Trái Đất, và cũng là 14 tỷ năm sau sự khởi đầu của vũ trụ mà hiện nay chúng ta biết. Sự tạo lập và hình thành của vũ trụ, trong đó có “con người” chúng ta đang tiếp tục diễn biến với gia tốc đang không ngừng tăng lên. Đó chính là bối cảnh “vĩ mô”, “khái quát” của sự “Phát triển” mà hiện nay nhân loại chúng ta, trong đó có người Việt Nam, những con cháu của nên văn minh Việt Nam, đang suy tư và bàn bạc về khả nămg phát triển bền lâu.
Với đơn vị thời gian là “tỷ năm” thì trong vũ trụ của con người chúng ta luôn luôn có chuyển động và thay đổi. “Bền vững” và “Bền lâu” chỉ có trong thời đoạn hết sức hạn chế. Tuy nhiên cuộc sống của một con người lại hạn chế trong vòng “trăm năm”, cuộc tồn tại của một “quốc gia” thường cũng chỉ trong “vài chục thế kỷ” thì sự “bền vững “ và “bền lâu” vẫn là vấn đề quan trọng. Sau đây ta sẽ xem xét khả năng “ bền vững” ấy trong thực tế lịch sử đã được ghi chép của loài người.
1.3. MỘT SỐ MÔC THỜI GIAN VỀ LỊCH TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VŨ TRỤ
15.000.000.000 năm: Big Bang
15.000.000.000 năm + 1/100 giây: các proton, neutron, electron xuất hiện
15.000.000.000 năm + 1 giây: các deuterium (hydrogen nặng)
15.000.000.000.năm + ¼ giờ: các nhân helium
14.999.700.000 năm: nguyên tử helium, phân tử hydrogen
14.999.000.000 năm: các đám mây lạnh của khí vũ trụ
14.900.000.000 năm: các tinh vân
10.000.000.000 năm: hình thành các ngôi sao và các vệ tinh
4.600.000.000: năm hình thành Trái Đất từ quả cầu nham thạch lỏng, nguội dần
4.100.000.000: năm hình thành dải nucloteids đầu tiên
4.000.000.000: các khoáng vật già nhất hình thành. Các hơi nóng ngưng kết lại
3.800.000.000: các đại dương không sâu lắm, các hợp chất cacbon
3.500.000.000: các dảy tế bào vi khuẩn hình thành, AND
2.800.000.000: hình thành các mảng tectonic, các châu trtên Trái Đất trôi dạt
2.500.000.000: các vi khuẩn phát triển đầy đủ
2.200.000.000: các tế bào có nhân
2.000.000.000: tăng lượng oxy trong không khí
1.800.000.000: các tế bào bắt đầu sử dụng oxy như nguồn năng lượng
1.600.000.000: các bactẻries hoà nhập với nhau tạo thành các cơ thể tổng hợp
1.500.000.000: tỷ lệ oxy trong không khí đạt mức hiện tại
1.000.000.000: tái sinh theo giới tính
700.000.000: các sinh vật đầu tiên (nhuyễn thể không vỏ)
600.000.000: các sinh vật có vỏ và xương
500.000.000: các thực vật đầu tiên
400.000.000: các loài thú sông trên mặt đất
300.000.000: khổng long
200.000.000: bò sát biết bay, các loài có vú đầu tiên
160.000.000: các mảng địa cầu tách khỏi nhau
100.000.000: xuất hiện các cây có hoa
70.000.000: rừng rậm bao trùm Trái đât, nhiều loài bò sát khổng lồ
65.000.000: khổng long tiêu diệt
60.000.000 đa dạng sinh hịc phát triển
50.000.000 loài có vú phát triển
4.000.000 xuất hiện vượn người Australopithèques
3.200.000 vượn người Lucy
3.000.000 người vươn bát đầu dùng công cụ
2.500.000 phân hoá loài vượn người Áutralopithecus
2.000.000 xuất hiện loài người Homo habilis
1.600.000 xuất hiện Homo ergaster
1.000.000 Homo ercctus sống ở Châu Á và Châu Âu
750.000 Con người biết dùng lửa
200.000 Người Homo Sapiens xuất hiện
100.000 Homo sapiens mới xuất hiện Châu Á và Châu Phi
40.000 Homo sapiens xuất hiện ở Châu Âu
35.000 Xuất hiện chữ viết trên đá
10.000 Con người định cư, hoạt động nông nghiệp
5.300 xuất hiện chữ viết
5.000 Ấn độ giáo
2.753 La Mã được xây dựng
2500 Đạo Phật
2247 Các đế triều Trung Quốc
Các thông tin nêu trên đây được lấy chủ yếu từ tài liệu “Histoire de l’Univers de lavie et de l’homme” (www.syti.net/EvolutionStory.html).