BVMT ở Việt Nam được coi là sự nghiệp của toàn dân. Tuy nhiên, trên thực tế việc tham gia trực tiếp của người dân vào sự nghiệp BVMT chưa được tạo điều kiện rộng rãi. Trong bối cảnh kết quả BVMT vẫn chưa thực sự khả quan, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, thì bên cạnh những thay đổi cả về chính sách và thực tiễn BVMT, việc tham gia của người dân vào công tác này là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ phân tích sự tham gia của người dân trong BVMT dưới góc nhìn về quyền, quy định pháp luật và một số khuyến cáo nhằm tăng cường sự tham gia giám sát của người dân.
;
|
Công khai, minh bạch |
Sự tham gia của dân |
Cơ chế bảo đảm sự tham gia |
Trách nhiệm giải trình |
Luật BVMT 1993 |
Không quy định |
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia vào giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về BVMT |
Không quy định |
Không quy định |
Luật BVMT 2005 |
Thông tin, dữ liệu phải được công khai bao gồm: (i) Báo cáo ĐTM, quyết định phê duyệt và kế hoạch thực hiện; (ii) Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại; (iii) Quyết định xử lý đối với cơ sở gây ÔNMT; (iv) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; (v) Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải; (vi) Báo cáo hiện trạng môi trường. |
(i) Mặt trận TQVN và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên của tổ chức và nhân dân tham gia BVMT; giám sát việc thực hiện pháp luật về BVMT. (ii) Tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về BVMT đến cơ quan tổ chức thẩm định ĐTM. |
(i) Tổ chức họp dân để phổ biến thông tin và ghi nhận ý kiến. (ii) Tổ chức đối thoại theo yêu cầu của dân hoặc của cơ quan quản lý. (iii) Tổ chức tiếp nhận ý kiến của tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân về ĐTM trong quá trình thẩm định. |
(i) Ghi nhận ý kiến của dân, ý kiến từ đối thoại và giải trình về việc tiếp thu hay không tiếp thu các ý kiến đó. (ii) Cơ quan tổ chức thẩm định ĐTM có trách nhiệm xem xét yêu cầu, kiến nghị của tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân trước khi đưa ra kết luận, quyết định. |
Luật BVMT 2014 |
Thông tin môi trường phải được công khai bao gồm: (i) Báo cáo ĐMC, ĐTM và kế hoạch BVMT; (ii) Thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải; (iii) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; (iv) Các báo cáo về môi trường;(v) Kết quả thanh tra, kiểm tra về BVMT; (vi) Thông tin về chất lượng môi trường; (vii) Quyết định xử lý các cơ sở gây ô nhiễm; (viii) Kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường. |
(i) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động BVMT; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động BVMT. (ii) Hộ gia đình tham gia hoạt động BVMT công cộng và tại khu dân cư. (iii) Tổ chức tự quản về BVMT của cộng đồng dân cư được tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn. (iv) Mặt trận TQVN có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các tổ chức thành viên và nhân dân tham gia hoạt động BVMT. |
(i) Đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu chủ cơ sở cung cấp thông tin về BVMT thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức tìm hiểu thực tế tại cơ sở và thu thập, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền; có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với cơ sở; có quyền tham gia đánh giá kết quả BVMT của cơ sở. (ii) Chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án về báo cáo ĐTM. |
Không quy định |

Mô hình Sự tham gia của công chúng
|
Thông báo |
Tham vấn |
Tham gia |
Hợp tác |
Trao quyền |
Mục tiêu Sự tham gia của Công chúng |
Cung cấp cho công chúng các thông tin cân bằng và khách quan, giúp họ hiểu vấn đề cũng như các lựa chọn thay thế, cơ hội và/hoặc giải pháp. |
Thu nhận phản hồi của công chúng về các phân tích, các lựa chọn thay thế và/hoặc các quyết định. |
Làm việc trực tiếp với công chúng thông qua một quy trình đảm bảo rằng các quan ngại và nguyện vọng của công chúng được thấu hiểu và cân nhắc. |
Hợp tác với công chúng trong từng khía cạnh của quyết định bao gồm việc phát triển các lựa chọn thay thế và xác định giải pháp nhận được sự đồng thuận hơn. |
Trao quyền ra quyết định cuối cùng cho công chúng |
Hứa hẹn đối với công chúng |
Sẽ cung cấp thông tin |
Sẽ cung cấp thông tin, lắng nghe và tiếp nhận các mối quan ngại, nguyện vọng và đưa ra phản hồi về ảnh hưởng của công chúng đối với quyết định |
Sẽ làm việc cùng công chúng để đảm bảo các quan ngại, nguyện vọng được phản ánh trực tếp trong các lựa chọn thay thế và có phản hồi về ảnh hưởng của công chúng đối với quyết định |
Sẽ đón nhận những lời khuyên và sáng kiến từ công chúng để đưa ra giải pháp và lồng ghép những khuyến nghị của công chúng vào các quyết định một cách tối đa |
Sẽ hành động theo quyết định của công chúng |
Các phương thức (ví dụ) |
o Tờ tin o Website o Các cuộc họp mở cho công chúng |
o Bình luận từ công chúng o Các nhóm trọng tâm o Khảo sát o Họp cộng đồng |
o Hội thảo o Trưng cầu ý kiến |
o Các ban cố vấn nhân dân o Tạo sự đồng thuận o Ra quyết định có sự tham gia |
o Ban hội thẩm nhân dân o Bỏ phiếu kín o Ủy thác quyền ra quyết định |